Đối ngoại Fiji

Fiji duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước. Fiji một mặt tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Anh (thuộc Liên hiệp Anh), mặt khác coi trọng quan hệ với các nước Nam Thái Bình Dương và phát triển quan hệ với các nước lớn có tầm quan trọng về kinh tế với Fiji; đồng thời đang vận động để tham gia APEC và quay lại với Thịnh vượng chung.

Fiji tích cực hoạt động trong Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (the South Pacific Forum) và là trụ sở của nhiều tổ chức trong khu vực, trong đó có Ban thư ký của Diễn đàn NTBD, trường Đại học NTBD... Fiji là thành viên của Liên hợp quốc. Fiji có quan hệ lịch sử lâu đời với ÚcNew Zealand. Fiji giữ lập trường chống lại các vụ thử hạt nhân cũng như chứa chất thải hạt nhân tại khu vực Thái Bình Dương.

Trong những năm gần đây, Fiji đang cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chú trọng thúc đẩy quan hệ với khu vực Đông Nam Á, châu Á. Năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Jico Fatafehi Luveni cùng các đại biểu Quốc hội Fiji đã đến Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) và thăm chính thức Việt Nam. Fiji từng ủng hộ Việt Nam tại các cơ chế hợp tác của Liên hợp quốc và tuyên bố công nhận quy chế thị trường đầy đủ của Việt Nam. Việt Nam sẽ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, cử chuyên gia sang Fiji giảng dạy, hướng dẫn kỹ thuật trong những lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng, phát triển nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực, ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế trong khuôn khổ song phương và đa phương, với sự hỗ trợ của một nước thứ ba hoặc một tổ chức quốc tế[8].